Kinh doanh đồ chơi trẻ em ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi có nhiều tiềm năng và mang đến lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc đồ chơi trẻ em thuế suất bao nhiêu? Đối tượng nào cần phải nộp thuế giá trị gia tăng? Nếu bạn đang có ý định kinh doanh mặt hàng này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Đồ chơi trẻ em là gì?
Trước khi tìm hiểu về đồ chơi trẻ em thuế suất bao nhiêu bạn cần hiểu rõ đồ chơi trẻ em là gì. Theo định nghĩa tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT quy định về trang bị quản lý đồ chơi trẻ em trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
- Đồ chơi trẻ em là các sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế và sản xuất để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi;
- Đồ chơi trẻ em bao gồm đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, khu vui chơi ngoài trời trong phạm vi khuôn viên nhà trường.
Đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em thuế suất bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý tính thuế suất cho đồ chơi trẻ em được dựa vào:
- Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định 209/2013/NĐ-CP về thuế giá trị gia tăng;
- Thông tư 32/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho Giáo dục mầm non;
- Thông tư 09/2019/TT-BKHCN ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
Theo đó, đồ chơi trẻ em sử dụng trong giáo dục mầm non có mức thuế suất là 5%. Còn các nhóm đồ chơi không được coi là đồ chơi cho trẻ em thì sẽ áp dụng mức thuế 10%. Các nhóm đồ chơi này bao gồm:
- Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm);
- Ná bắn đá;
- Phi tiêu có đầu nhọn kim loại;
- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén;
- Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014);
- Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi;
- Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
- Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
- Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi;
- Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
- Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
…
Thuế giá trị gia tăng mặt hàng đồ chơi trẻ em là 5%
Đối tượng kinh doanh đồ chơi trẻ em nào nào phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Người nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam. Do đó, nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây thì khi kinh doanh đồ chơi trẻ em sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng:
- Tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã và Pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân cùng các tổ chức khác;
- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, ngoại trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đồ chơi trẻ em thuế suất bao nhiêu. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần nắm rõ các quy trình về thuế suất để tuân thủ đúng và giúp công việc kinh doanh thuận lợi hơn.